Bê tông là một loại vật liệu xây dựng đã có từ lâu, có mặt trong nhiều công trình. Tuy nhiên, công trình có thể bị xuống cấp hoặc phai màu sau thời gian sử dụng. Theo sự phát triển, ngành xây dựng ngày càng đòi hỏi những vật liệu mới hiện đại hơn. Từ đó, bê tông sợi thủy tinh đã ra đời, mang lại nhiều lợi ích cho nhà thầu và các nhà phát triển dự án.
Bê tông sợi thủy tinh và bê tông đều có những đặc tính riêng biệt, ưu và nhược điểm của chúng. Hãy cùng LSB so sánh 2 loại vật liệu này để hiểu rõ hơn về tính năng và ứng dụng của từng loại nhé!
Trước khi so sánh, chúng ta cần biết Bê tông sợi thủy tinh là gì?
Bê tông sợi thủy tinh (Glass Fiber Reinforced Concrete), từ giờ gọi là GRC, được chế tạo từ cát sạch, xi măng, nước, chất phụ gia hóa dẻo, cốt liệu tinh chế và đặc biệt là sợi thủy tinh chống kiềm. Sợi thủy tinh có vai trò loại bỏ tính kiềm của bê tông, giúp bê tông vững chắc hơn.
GRC có tải trọng nhỏ và dễ lắp đặt hơn bê tông:
Bê tông là hỗn hợp xi măng, cát, đá dăm, nếu là bê tông bọc thép thì có thêm lõi thép, nên khi đông lại thì bê tông rất nặng. Vì vậy, khi vận chuyển và thi công bê tông phải tốn công sức, thời gian và chi phí vì tải trọng lớn.
Ngược lại, GRC tạo ra sản phẩm mỏng, nhẹ và có thể dát mỏng, vì thế giúp giảm tải trọng công trình, kéo theo giảm thiểu chi phí, thời gian vận chuyển. Cũng vì nhẹ hơn, GRC dễ lắp đặt hơn bê tông. Nếu bị hư hỏng, GRC có thể được sửa chữa dễ dàng hơn bê tông.
GRC có độ bền cao hơn bê tông:
GRC sử dụng sợi thủy tinh kháng kiềm (không bị rỉ sét và ăn mòn do thời tiết) và các phụ gia hóa dẻo trộn trong hỗn hợp cốt liệu mịn, giúp sản phẩm mang lại sức bền vượt trội hơn bê tông thông thường. Bê tông thường dễ bị xuống cấp, mục nát, phai màu khi ở lâu trong môi trường nước, mưa to bão táp… Trong khi đó, GRC chịu được sự ăn mòn do thời tiết, không bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết, không bị thối rữa hoặc rỉ sét, giãn nở hoặc co lại, nứt vỡ hoặc xấu đi … Độ bền cao và các ưu điểm vượt trội đã đưa GRC trở thành vật liệu được lựa chọn hàng đầu trong ngành xây dựng hiện nay.
GRC có hiệu quả chi phí cao hơn bê tông:
Giá thành của sản phẩm từ GRC thường cao hơn bê tông. Tuy nhiên, đó chỉ là chi phí ban đầu bỏ ra. GRC có độ bền cao và tuổi thọ sản phẩm dài, giúp tiết kiệm chi phí vận hành và bảo dưỡng công trình. GRC có thể được sửa chữa ngay tại chỗ-điều mà bê tông không làm được. Bên cạnh đó, các sản phẩm GRC sẽ không bị thối rữa, ăn mòn, cong vênh, co ngót, giãn nở, rỉ sét, móp méo, biến dạng. Về lâu dài, sử dụng sản phẩm GRC có chi phí tối ưu hơn bê tông thường rất nhiều.
Khía cạnh chế tạo sản phẩm:
GRC đúc 1 mảnh, nhẹ và nguyên khối. Trong khi đó, Bê tông đúc sẵn thường được tạo ra bằng cách lắp đặt theo từng phần do trọng lượng của nó lớn. (Ví dụ như cống bê tông đúc sẵn...)
Sợi thủy tinh có khả năng chống thấm cao hơn bê tông. Vì các sản phẩm bằng sợi thủy tinh không có mối nối nào, nên rất khó xảy ra hiện tượng thấm và nhiễm bẩn tại chỗ. Điều này có tính ứng dụng cực kỳ cao trong bể tự hoại. Còn bê tông dễ bị xâm nhập và hư hại từ nước ngầm, dẫn đến tăng chi phí xử lý và thậm chí có thể có nhu cầu về các nhà máy xử lý nước quá khổ.
Kết luận:
Thông qua bài viết, có thể thấy bê tông sợi thủy tinh có nhiều ưu thế hơn so với bê tông. Mong rằng, những phân tích trên đây đã phần nào giúp bạn dễ dàng lựa chọn và sử dụng các vật liệu này trong thiết kế và sản xuất.
Ban biên tập: Lương Sơn Bạc
Các bài viết khác
- Vì sao nắp hố ga bị cong vênh? Nguyên nhân và cách xử lý
- Quy trình chọn vị trí đặt bản lề và bắt bulon với nắp hố ga và lưới chắn rác
- Chất biến tính trong việc sản xuất gang cầu có tác dụng gì?
- Cấu trúc hình học của gang cầu và gang xám khác nhau như thế nào?
- Khối lượng riêng của thép là bao nhiêu? Đặc tính - Cấu tạo của thép
- Khối lượng riêng của gang là bao nhiêu?
- Nắp bể cáp có đặc điểm như thế nào?
- Lớp Sơn Nhựa Đường Của Nắp Hố Ga
- Độ Dày Lớp Mạ Kẽm Nhúng Nóng
- Vật liệu nền và vật liệu gia cường SP composite
- Tiêu chuẩn ASTM A123 là gì? Vì sao tiêu chuẩn này được ứng dụng rộng rãi trong mạ kẽm nhúng nóng?
- So Sánh Gang Trắng và Gang Xám Khác Nhau Như Thế Nào?